Võ thuật
Một trong những lý do hàng đầu khiến nhiều người tham gia câu lạc bộ võ thuật là để học kỹ năng chiến đấu hay tự vệ. Tại võ đường Thanh Long Trường Sơn, quá trình rèn luyện Võ rất đa dạng về kỹ thuật cũng như phương pháp đào tạo.
Bên cạnh các bài tập về thể chất, thường xuyên tham gia tập luyện cũng là một việc rất quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của người học võ. Mặc dù học viên có thể tự luyện tập một mình, việc thực tập tập thể ở võ đường sẽ giúp ích rất nhiều để tiến bộ nhanh hơn.
Trong cộng đồng võ sinh, tình huynh đệ, tôn sư trọng đạo rất mực đề cao và khuyến khích các võ sinh truyền dạy lại cho học viên tương lai. Đây là những giá trị cốt lõi của dòng võ Thanh Long Trường Sơn.
Kỹ thuật phòng vệ tay không
Tập luyện tay không giúp tăng cường sự linh hoạt, thăng bằng, sức mạnh, sự linh động và làm rắn chắc cơ bắp.
Trước tiên, võ sinh sẽ được học những kỹ thuật căn bản theo các nguyên lý giảng dạy bởi Lão Sư và võ sư tại võ đường, sau đó áp dụng trong song luyện. Võ sinh cũng sẽ học các đòn tấn công để đảm bảo sự hiệu quả trong phòng vệ. Đặc biệt một số kỹ thuật của trường vừa là tấn công vừa là phòng vệ.
Phòng vệ và tấn công được thực hiện bằng toàn lực nhưng các đòn phản công thì được làm chủ và hạn chế để không làm bị thương người tập cùng.
Thứ hai, võ sinh sẽ tập luyện các kỹ thuật tay không này dưới dạng các chuỗi động tác: bài quyền, bộ pháp, di chuyển theo Bát Quái – tập hợp những kỹ thuật được giảng dạy và thực hành trong trường.
Binh khí truyền thống
Võ đường Thanh Long Trường Sơn truyền dạy và tập luyện với các loại binh khí truyền thống như bổng (gậy gỗ dài), kiếm, đao, thương, Long-Gian hay côn nhị khúc của Việt Nam), quạt, dây thừng, dao găm, vv
Bổng (gây) là binh khí cơ bản mà các võ sinh khi mới bắt đầu học phải làm quen trước khi được lựa chọn vũ khí khác phù hợp hơn với bản thân mình.
Quá trình học cho đến khi tinh thông các loại binh khí rất lâu dài và đòi hỏi một vài năm rèn luyện. Mỗi võ sinh có thể am luyện một hoặc nhiều loại binh khí. Tập binh khí đi kèm với võ thuật tay không giúp tăng cường sự hiểu biết về thăng bằng, khoảng cách và cốt lõi của các kỹ thuật nhất định.
Việc sử dụng và tập luyện với binh khí chỉ được cho phép thi hành trong các buổi tập liên quan và dưới sự chỉ dẫn của Lão Sư hoặc võ sư.
Song đấu và tỉ thí
Song đấu có nội quy có thể được tập ở trình độ nâng cao trong võ đường hoặc các cuộc tỉ thí chính thức. Mặc dù thi đấu không phải là mục tiêu chính nhưng từ lâu nay trường luôn cho ra đời những nhà vô địch quốc gia trong mỗi thế hệ võ sinh.
Một vài thể loại tỉ thí bao gồm: song đấu, kỹ thuật tay không, Quyền và binh khí.
Mục tiêu của tỉ thí là để quảng bá võ thuật trước công chúng với tiêu chí bảo đảm an toàn cho người tham gia bằng cách đưa ra các quy định và sử dụng đồ bảo hộ. Thi đấu chủ yếu là về biểu diễn và thể thao, không nên nhầm lẫn với các nguyên tắc và kỹ thuật phòng vệ (đề cập ở phần trước) có tố chất sống còn trong đời thực.